Kính Low E là gì? Hướng dẫn phân loại kính Low-E chính xác nhất

Kính Low E là gì? Low E là loại kính còn được biết đến với tên gọi Low Emissivity. Là dòng kính tiết kiệm năng lượng (Kính TKNL) có bức xạ thấp và khả năng cản nhiệt ưu việt. Kính được chế tạo bằng cách bọc lớp màng trên bề mặt kính. Chính hợp chất này sẽ giúp giảm khả năng hấp thụ và phát tán nhiệt. Theo các chuyên gia, kính Low E là một bước tiến vượt bậc trong ngành vật liệu xây dựng. Tuy nhiên bạn đã thực sự hiểu về dòng kính đặc biệt này chưa?

Kính Low E là gì? 

Có thể thấy, kính là một trong những loại vật liệu xây dựng được ứng dụng rộng rãi trong các công trình xây dựng. Ngoài kính trắng, trên thị trường còn có nhiều dòng kính như kính tiết kiệm năng lượng, kính phản quang….

Kính có tính thẩm mỹ cao, giúp tạo không gian mở, tận dụng nguồn sáng bên ngoài. Tuy nhiên khi sử dụng kính thường, bạn có thể cảm thấy nóng, bí bách vì nhiệt độ cao. Đồng thời kính thường còn cho phép các tia UV gây hại truyền qua. Vì vậy khi kính tiết kiệm năng lượng hay kính phủ phát xạ thấp ra đời đã giải quyết triệt để bài toán này. Trong đó kính Low E và Solar Control được đánh giá là dòng kính TKNL được đánh giá hiệu quả nhất hiện nay.

Đây là dòng kính được phủ trên bề mặt một lớp hợp chất đặc biệt. Chính loại hợp chất này giúp kính giảm sự phát tán và phá xạ nhiệt. Thêm vào đó khi sử dụng kính còn làm chậm quá trình hấp thu và truyền tải nhiệt. Tuy nhiên kính vẫn đảm bảo được độ sáng cho căn phòng. Hãy hiểu một cách đơn giản, khi sử dụng loại kính này sẽ giúp căn phòng của bạn có nền nhiệt ổn định. Mát vào mùa hè và ấm vào mùa đông.

Đặc điểm của kính Low E

Việc nắm đượckính Low E là gìthực sự chưa đủ để bạn có thể nắm được về loại vật liệu này. Bạn cần nắm được đặc điểm, bản chất để sử dụng kính chính xác nhất.

Khả Năng Phát Xạ Nhiệt Chậm

Kính Low E có khả năng phát xạ nhiệt chậm. Hệ số phát xạ chỉ nằm ở khoảng Ɛ ≤ 0.04. Trong khi đó kính thường chỉ số này là Ɛ ≤ 0.89. Chỉ số này tương ứng với khả năng phản xạ tia hồng ngoại lên đến khoảng 96%. Vì vậy khi dùng kính sẽ giúp căn phòng ổn định nhiệt độ, giảm thất thoát nhiệt ra bên ngoài.

Khả Năng Lắp Dựng

Trong dòng kính này có sự hiện diện của lớp bạc (Ag) nguyên chất. Lớp bạc chỉ dày vài nanomet trong hệ thống cấu trúc lớp phủ Low E. Tuy nhiên bạc là loại dễ bị oxi hóa nếu bị tiếp xúc trực tiếp với môi trường. Chính điều này nên kính không thể lắp đặt đơn như kính Solar Control. Kính cần phải được gia công thành kính hộp thường dùng trong cửa nhôm kính . Nó vừa giúp bảo vệ lớp phủ Ag. Đồng thời thiết kế này sẽ giúp tăng khả năng cách âm, cách nhiệt khi sử dụng.

Dòng kính này có khả năng chống thất thoát nhiệt hiệu quả

Chống Thất Thoát Nhiệt

Bạc là một loại vật liệu có khả năng phản xạ cao. Nó có độ phát xạ thấp trong vùng bước sóng hồng ngoại. Vì vậy nên lớp phủ này có khả năng chống thoát nhiệt.

Vào mùa đông khi nhiệt độ ở không gian và nội thất bên trong tòa nhà cao hơn bên ngoài, nhiệt lượng sẽ có xu hướng thoát ra bên ngoài để cân bằng. Đối với kính trắng đơn lớp thường sẽ có nhiệt lượng truyền từ nội thất ra tới mặt kính phủ. Tuy nhiên khi sử dụng kính có lớp phủ Ag, nhiệt độ trong phòng sẽ ổn định hơn.

Các loại kính Low E phổ biến nhất hiện nay

Low E là dòng kính tiết kiệm năng lượng đạt chuẩn châu Âu. Loại kính này đã được Viện nghiên cứu của CHLB Đức chứng nhận. Nó được ứng dụng rộng rãi trong nhiều công trình xây dựng.

Kính Low E Nhiệt Đới

Thêm một dòng sản phẩm khác của Low E Viglacera được ứng dụng nhiều là dòng kính Low E nhiệt đới. Có thể thấy, đây là dòng sản phẩm có sự kết hợp giữa các tính năng nổi bật của Low E ôn đới và Solar Control.

Việt Nam là quốc gia có khí hậu nhiệt đới, nền nhiệt cao, tổng lượng nhiệt chiếu sáng hằng năm cao. Vì vậy khi sử dụng kính Low E sẽ có nhiều ưu điểm:

– Giữ cho không gian bên trong tòa nhà mát mẻ, tiết kiệm chi phí

– Ngăn chặn một phần năng lượng bức xạ và chống thất thoát nhiệt.

– Hạn chế hiện tượng chói mắt, gây khó chịu cho người dùng. Hiện tại Low E nhiệt đới có 2 loại sản phẩm là Low E T40 và Low E T50 ( 2 màu Neutral và Blue). Hai loại này tương ứng với độ truyền sáng là 40% và 50%. Đây là loại ánh sáng đủ làm sáng không gian. Đồng thời nó cũng giảm hiện tượng chói mắt và tiết kiệm chi phí thắp sáng.

– Hệ số hấp thụ nhiệt Mặt Trời SHGC thấp hơn chỉ  ≤0.27. Vì vậy khi sử dụng kính có thể cản nhiệt môi trường truyền vào. Đồng thời kính hạn chế truyền nhiệt ra bên ngoài.

– Khả năng cách nhiệt của kính hiệu quả.

Kính Low E Ôn Đới

Nếu bạn sống trong khu vực ôn đới, sử dụng kính Low E sẽ có nhiều ưu điểm vượt trội:

– Tận dụng nguồn ánh sáng và nguồn nhiệt Mặt Trời. Tuy nhiên kính vẫn ngăn chặn được tia UV. Bởi kính có độ truyền sáng T≥65%. Có thể thấy, đây là giải pháp tuyệt vời dành cho vùngkhí hậu ôn đới– nơi có tổng lượng chiếu sáng từ Mặt Trời tương đối thấp.

– Làm ấm không gian bên trong. Dòng kính này cho phép tối đa 42% năng lượng bức xạ mặt trời (SHCG Low E ôn đới ≤ 0.42) truyền vào.

– Chống thoát nhiệt từ không gian bên trong ra ngoài môi trường. Đây được xem là tính năng nổi bật nhất của Low E ôn đới. Sở dĩ có điều này là do kính có hệ số truyền nhiệt U-value ≤ 1.3(W/m2.K). Giải pháp này giúp hạn chế năng lượng từ máy sưởi tiêu thụ. Nhờ vào tính phản xạ cao của lớp phủ Ag nên nhiệt độ ở trong phòng luôn ổn định, không bị thất thoát nhiệt.