Khi vay mua nhà trả góp, ngoài lãi suất, phí phạt trả chậm thì mức phí phạt trả nợ trước hạn cũng là yếu tố cần được xem xét cẩn trọng. Tuy nhiên, có lẽ vì nôn nóng muốn khoản vay được giải quyết sớm và tâm lý tin tưởng ngân hàng nên nhiều người thường bỏ qua mức phí này.

Cuối năm 2019, anh Văn Chung (Hà Đông, Hà Nội) mua một chung cư bình dân tại quận Hà Đông, Hà Nội với giá 1,4 tỷ đồng. Do trong tay chỉ có khoảng 900 triệu đồng nên anh đã làm hồ sơ vay ngân hàng 500 triệu đồng với thời hạn 5 năm, lãi suất ưu đãi trong 12 tháng đầu là 7,8%. Một phần vì nôn nóng vay để nhanh chóng nhận nhà, một phần vì nghĩ với thu nhập hiện tại, bản thân rất khó có thể trả nợ trước hạn nên anh không để ý đến quy định phí phạt trả nợ trước hạn. Sang năm thứ 2, lãi suất tăng lên 11,8%. Lo sợ lãi suất ngày một tăng cao trong khi thu nhập không có gì tiến triển, anh Chung quyết định vay mượn của người thân và bạn bè (không lãi suất) để tất toán số nợ còn lại. Khi anh đến làm thủ tục tại ngân hàng, ngân hàng thông báo khoản phí trả trước hạn là khoảng 15 triệu đồng. Lúc này, anh Chung mới ngớ người vì khi ký hợp đồng tín dụng đã không để ý đến quy định phạt trả nợ trước hạn và cũng không kịp chuẩn bị số tiền phạt.

Trường hợp trên do khách hàng nóng vội, chỉ quan tâm tới khoản tiền được vay, lãi suất và thời hạn vay mà không để ý đến phí phạt trả nợ trước hạn mặc dù việc trả nợ trước hạn đều được quy định rõ ràng trong hợp đồng.

Phí phạt trả trước hạn là gì?

Tất toán trước hạn là thủ tục khách hàng vay vốn muốn thực hiện việc thanh toán, hoàn trả khoản vay sớm hơn so với thời điểm theo thỏa thuận trên hợp đồng tín dụng. Phí phạt trả trước hạn là số tiền mà khách hàng phải thanh toán thêm cho ngân hàng khi muốn tất toán khoản nợ trước thời hạn đã cam kết theo quy định trên hợp đồng tín dụng.

Nhiều ngân hàng thu phí trả nợ trước hạn khi khách hàng tất toán khoản vay trước hạn.

Tại sao trả trước hạn lại bị phạt?

Cũng như anh Chung, nhiều người thường thắc mắc tại sao họ đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính, thậm chí còn sớm hơn so với thời gian quy định mà lại bị phạt.

Theo giải thích từ phía ngân hàng, khi cho khách hàng vay, ngân hàng đã cân đối nguồn vốn huy động để đáp ứng yêu cầu của khoản vay; đồng thời trong thời hạn cho vay theo hợp đồng tín dụng đã ký với khách hàng, các ngân hàng phải trả lãi, chi phí cho các nguồn vốn mà ngân hàng đã huy động để cho khách hàng vay. Việc áp dụng phí phạt trả trước là điều cần thiết để các ngân hàng cân đối thu – chi khi họ phải trả lãi suất huy động vốn cho người gửi tiền.

Cách xác định phí trả nợ trước hạn

Thông thường, các ngân hàng sẽ áp dụng mức phí phạt với các khoản đã giải ngân. Tuy vậy, quy định của mỗi ngân hàng là khác nhau và ngân hàng có thể áp dụng một trong các mức phí sau đây:

Phí cam kết rút vốn

Áp dụng cho những khoản vay đã làm hồ sơ vay nhưng không rút vốn.

Tại thời điểm thanh toán sớm, khách hàng phải trả Phí cam kết rút vốn này.

Không phải ngân hàng nào cũng áp dụng mức phí này.

Phí cam kết rút vốn = Mức % phí phạt X Số tiền chưa giải ngân

Giả sử, khách hàng ký hợp đồng tín dụng vay số tiền 500 triệu đồng trong 5 năm nhưng thực tế mới giải ngân 400 triệu đồng. Sau 1 năm, khách hàng muốn tất toán sớm khoản vay, khi đó, số tiền phí trả nợ trước hạn theo cam kết rút vốn là 1,5% x (500-400 triệu) = 1,5 triệu đồng.

Phí phạt trả nợ trước hạn

Áp dụng cho những khoản vay đã được ngân hàng giải ngân nhưng tất toán sớm hơn thời hạn ghi trong hợp đồng tín dụng.

Tại thời điểm thanh toán sớm, khách hàng sẽ phải trả khoản phí này.

Đa phần các ngân hàng đều có mức phí này trong 5 năm đầu tiên.

Một số ngân hàng có thể áp dụng phí phạt trong thời gian dài hơn.

Phí phạt trả nợ trước hạn = Mức % phí phạt X Số tiền gốc trả trước hạn

Tiếp tục giả định trên, ngân hàng xác định phí dựa trên số tiền đã giải ngân thì số tiền phí phải thanh toán cho ngân hàng sẽ là 2% X 400 triệu đồng = 8 triệu đồng.

Với những khách hàng đã được hưởng lãi suất ưu đãi thấp hơn lãi suất thông thường tại thời điểm giải ngân mà trả nợ trước hạn trong thời gian 60 tháng kể từ ngày rút khoản vốn đầu tiên, ngân hàng có thể thu hồi cả phần lãi đã hỗ trợ.

Lưu ý khi ký kết hợp đồng tín dụng vay mua nhà

Tìm hiểu mức lãi suất, thời hạn vay, hạn mức vay, phí phạt tất toán trước hạn

Tùy từng chính sách của ngân hàng và tổ chức tín dụng mà mức lãi suất áp dụng sẽ có sự khác nhau, tuy nhiên, khách hàng cần chú ý đến lãi suất ưu đãi áp dụng trong thời gian đầu và lãi suất thông thường áp dụng sau khi hết ưu đãi bởi hai con số này chênh lệch khá lớn, có thể ảnh hưởng đến kế hoạch chi tiêu của khách hàng.

Hạn mức vay tùy thuộc vào nhu cầu, khả năng chi trả của khách hàng cũng như các điều kiện mà đơn vị cho vay đưa ra. Khách hàng cần quan tâm tới yếu tố này và lựa chọn thời hạn vay phù hợp vì nó sẽ ảnh hưởng đến khoản tiền cần thanh toán hàng tháng.

Ngoài ra, khách hàng cũng cần lưu ý đến các điều khoản cam kết khác trong hợp đồng như chi phí phát sinh, phí bảo hiểm, phí cam kết rút vốn, phí phạt tất toán trước hạn… để luôn chủ động trong mọi tình huống.

Kiểm tra kỹ lưỡng thông tin trên hợp đồng

Hợp đồng tín dụng là văn bản ghi nhận thỏa thuận giữa khách hàng và ngân hàng trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng. Hãy dành thời gian xem xét tỉ mỉ các nội dung thỏa thuận tại hợp đồng. Đừng ngại yêu cầu phía ngân hàng giải đáp rõ các thắc mắc, nghi vấn nếu có nhằm tránh các rủi ro phát sinh bởi một khi đã đặt bút ký kết vay vốn bằng hợp đồng là đã liên quan đến pháp luật.

Lưu giữ đầy đủ hồ sơ liên quan

Sau khi ký kết kết các giấy tờ liên quan đến khoản vay, khách hàng sẽ được nhận lại 1 bản các hồ sơ đã ký kết. Hãy lưu giữ đầy đủ các hồ sơ này để làm căn cứ bảo vệ quyền lợi của mình trong trường hợp xảy ra tranh chấp.

Giữ liên lạc với ngân hàng

Thời gian, cách thức thanh toán gốc và lãi cho ngân hàng đã được quy định trong hợp đồng và bạn nên tự giác thực hiện. Ngoài ra, hiện nay, các ngân hàng đều có hệ thống nhắc nợ qua tin nhắn điện thoại, email hay ứng dụng. Bạn có thể đăng ký dịch vụ này để tránh tình trạng quên đóng tiền hay đóng tiền trễ hạn.

Khi thay đổi thông tin liên lạc (đổi số điện thoại, email) thì nên chủ động liên hệ với ngân hàng để cập nhật lại cách thức liên lạc. Tránh tình trạng để mất liên lạc và không nhận được các thông tin quan trọng, dẫn đến thanh toán trễ hạn làm ảnh hưởng đến điểm tín dụng cá nhân.

Quy trình tất toán khoản vay

Khi muốn thực hiện tất toán khoản vay trước hạn, bạn có thể tham khảo quy trình tất toán như dưới đây:

Bước 1. Xác định tổng số tiền còn lại phải thanh toán, bao gồm dư nợ gốc còn lại, tiền lãi, phí… theo thông báo của ngân hàng. Trong đó, dư nợ gốc còn lại = dư nợ nợ gốc ban đầu – dự nợ đã thanh toán hàng kỳ. Bạn cũng cần dự trù thêm các khoản phí phạt, tiền lãi mà ngân hàng sẽ thu hồi nếu có thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.

Bước 2. Đối chiếu lại số liệu do ngân hàng tính toán và bạn tính toán đã thống nhất chưa.

Bước 3. Nộp tiền vào tài khoản để ngân hàng thực hiện thu nợ.

Bước 4. Ký biên bản thanh lý hợp đồng tín dụng hoặc bản xác nhận đã tất toán khoản vay và hoàn thành nghĩa vụ trả nợ.

Được kết tinh từ những giá trị của các thương hiệu danh tiếng, The Sailing Quy Nhơn tạo nên sức hút mạnh mẽ với giới đầu tư bởi bộ sưu tập căn hộ đẳng cấp.

 

Cuộc trỗi dậy của BĐS hàng hiệu

Trên thực tế, đại dịch COVID-19 đã tác động tới lối sống và hành vi lựa chọn BĐS của khách hàng, theo đó, BĐS hàng hiệu là một khái niệm được chú ý hơn cả. BĐS hàng hiệu thường được đặt tại vị trí đắc địa tại các thành phố lớn, sầm uất. Điều này tạo nên sự cộng hưởng, gia tăng giá trị cho dự án. Xét ở góc độ đầu tư, việc sở hữu một căn hộ hàng hiệu là lựa chọn thông minh với những nhà đầu tư am hiểu thị trường và có tầm nhìn dài hạn.

BĐS hàng hiệu tạo sức hút mạnh mẽ với nhà đầu tư nhờ vị trí đắc địa và khả năng sinh lời.

Bên cạnh đó, giá trị khác biệt của căn hộ hàng hiệu nằm ở sự chuyên nghiệp, danh tiếng và uy tín của thương hiệu quốc tế.

Đây cũng là yếu tố quan trọng trong việc đảm bảo giá trị tích luỹ, kích thích việc đầu tư sinh lời. Sự góp mặt của thương hiệu vận hành danh tiếng sẽ đảm bảo tiện ích đa dạng, dịch vụ đặc quyền được cá nhân hóa. Ở một góc nhìn khác, BĐS nghỉ dưỡng hàng hiệu mang đến một ngôi nhà thứ hai (second home) – nơi các chủ nhân sử dụng cho mục đích nghỉ dưỡng và khai thác kinh doanh từ việc cho thuê.

Bằng sự tỉ mỉ trong thiết kế, nét tinh tế trong việc phát triển sản phẩm để chinh phục sự khắt khe của khách hàng nhằm kiến tạo nên những sản phẩm khác biệt và tận hưởng trải nghiệm du lịch đẳng cấp quốc tế – bất động sản nghỉ dưỡng hàng hiệu chính là dòng sản phẩm xứng tầm cho những trải nghiệm thượng lưu.

Trải nghiệm với bộ sưu tập căn hộ hàng hiệu The Sailing Quy Nhơn

Trong phân khúc BĐS hàng hiệu, Quy Nhơn đang chứng tỏ là thị trường có sự trỗi dậy mạnh mẽ khi tạo sức bật với các dự án được quản lý vận hành hoặc mang thương hiệu quốc tế, trong đó phải kể đến dự án The Sailing Quy Nhơn được quản lý vận hành bởi Wyndham.

Tọa lạc tại trung tâm thành phố Quy Nhơn với 3 mặt tiền tại các mặt đường lớn sầm uất, The Sailing được nâng tầm giá trị khi được quản lý, vận hành bởi Wyndham. Bên cạnh bề dày kinh nghiệm, năng lực vận hành chuyên nghiệp, Wyndham còn có sẵn nguồn khách dồi dào và trung thành trên toàn cầu. Điều này trở thành một yếu tố bảo chứng quan trọng cho mức doanh thu ổn định và lợi tức hấp dẫn của The Sailing Quy Nhơn.

Là dự án cao nhất khu vực tại thời điểm hiện tại với 41 tầng cùng quy mô ấn tượng với bộ sưu tập hàng hiệu đẳng cấp, The Sailing tạo nên cộng đồng cư dân tinh hoa, mở ra không gian sống thượng lưu trọn vẹn từng khoảnh khắc, mang đến cho khu vực trung tâm của thành phố Quy Nhơn một nhịp sống phồn vinh sôi động với chuẩn sống quốc tế đẳng cấp.

Căn hộ The Sailing với góc chill độc bản là lựa chọn hoàn hảo cho kì nghỉ thượng lưu.

The Sailing Quy Nhơn mang tới trải nghiệm sống thời thượng qua bộ sưu tập căn hộ hàng hiệu đẳng cấp cho một kỳ nghỉ thượng lưu. Các căn hộ với phong cách Art Décor thời thượng mang tới không gian nghỉ dưỡng sang trọng với thiết kế mở, hứng trọn khí sắc đất trời của vịnh biển. Kết hợp với tone màu trung tính dịu mắt của biển cả cùng điểm nhấn là tác phẩm nghệ thuật giúp tô điểm và nâng tầm giá trị căn hộ.

Nổi bật với thiết kế kiến trúc riêng biệt, căn Artista là căn hộ Studio 1 phòng ngủ với 2 ban công hướng biển chính là góc sáng tạo cho những chủ nhân trẻ có gout thẩm mĩ khác biệt, khát khao tìm kiếm một không gian nghỉ dưỡng đẳng cấp theo phong cách của riêng mình. Phong cách nội thất theo phong cách Neo Classic tinh tế và thời thượng với thiết kế mở đón ánh nắng tự nhiên chan hòa khắp căn nhà sẽ là nguồn cảm hứng khơi nguồn sáng tạo của chủ nhân căn hộ.

Mang màu sắc của những lễ hội rực rỡ sắc màu, căn hộ Fiesta còn được gọi là căn hộ của những niềm vui khi mang tới cho chủ nhân sự trải nghiệm xa hoa và thời thượng với 2 ban công hướng biển và hướng phố. Căn hộ Fiesta là sự kết hợp hài hòa tinh tế giữa những gam màu năng động và không gian thiết kế sang trọng, cùng tầm view ngắm bình minh trên biển tuyệt tác cho trải nghiệm xứng tầm.

Bộ sưu tập căn hộ hàng hiệu đặc biệt thu hút sự quan tâm đặc biệt của giới đầu tư.

Không chỉ gây ấn tượng với kiến trúc tinh tế, The Sailing Quy Nhơn còn mang tới một tổ ấm đúng nghĩa cho gia đình nhỏ tận hưởng kỳ nghỉ 5 sao cùng căn hộ Casita. Với thiết kế đặc biệt hiếm có khi sở hữu tới 3 ban công hướng biển tuyệt phẩm với tầm nhìn rộng mở đón ánh bình minh, phòng ngủ khoáng đạt với ban công chilling riêng độc đáo – căn hộ Casita chính là lựa chọn hoàn hảo cho kỳ nghỉ thượng lưu của cả gia đình.

Đặc biệt, không thể không nhắc tới căn hộ Penthouse với tầm nhìn Panorama không giới hạn, bắt trọn hoàn hảo những khoảnh khắc giá với đại dương xanh, núi non hùng vĩ và phố xá sôi động, mang đến đặc quyền số 1 dành cho chủ nhân thượng lưu

The Sailing Quy Nhơn sau khi hoàn thiện sẽ trở thành biểu tượng mới của thành phố biển thiên đường. Dự án là sự giao thoa giữa chất sống thượng lưu và nghệ thuật kiến trúc đương đại, hội tụ trong một dự án hàng hiệu đắt giá. Trên tất cả những giá trị hữu hình về đặc quyền thượng lưu, sở hữu căn hộ hàng hiệu The Sailing Quy Nhơn còn là sở hữu giá trị trường tồn của một “siêu phẩm” độc đáo với những trải nghiệm xứng tầm thượng lưu.

Theo TS. Sử Ngọc Khương, nếu lạm phát xảy ra, càng nên đầu tư vào bất động sản. Vị chuyên gia này khuyến nghị, người mua không nên sử dụng đòn bẩy tài chính bởi rủi ro lớn.

Kinh tế Việt Nam được nhận định đang đứng trước rủi ro lạm phát khi triển khai mạnh các biện pháp phục hồi tăng trưởng bằng nới lỏng chính sách tài khóa, tiền tệ. Trước đó, bà Nguyễn Thu Oanh, Vụ trưởng Vụ Thống kê giá (Tổng cục Thống kê) cho rằng: Việc kiểm soát lạm phát trong năm 2022 sẽ chịu áp lực rất lớn, thậm chí “căng như dây đàn” do nhiều mặt hàng trong nước như giá điện, giá dịch vụ giáo dục đào tạo, y tế sẽ được điều chỉnh tăng, do đã giảm hoặc không tăng trong năm nay, đồng thời giá nguyên liệu, xăng dầu thế giới tiếp tục tăng.

GSO cũng dự báo lạm phát trong năm 2021 có thể được kiểm soát trong mục tiêu dưới 4%, tuy nhiên, năm 2022 lạm phát sẽ nhích lên và áp lực kiểm soát không hề nhỏ.

Với các nhà đầu tư, sự mất giá của đồng tiền và lạm phát tại Việt Nam trở thành tín hiệu dự báo dòng tiền sẽ đổ mạnh vào thị trường bất động sản. Đó là cơ hội để các nhà đầu tư cho rằng, đây là thời điểm thích hợp để mạnh tay xuống tiền, tìm kiếm khả năng sinh lời.

The Sailing Quy Nhơn sở hữu tầm nhìn đắt giá khi vừa nằm sát mặt biển, vừa nằm ngay trung tâm thành phố với nhiều tiềm năng hấp dẫn nhà đầu tư. 

Căn hộ hàng hiệu tại trung tâm phố biển Quy Nhơn

The Sailing được các chuyên gia đánh giá là dự án làm dậy sóng thị trường BĐS nghỉ dưỡng tại Quy Nhơn bởi nhiều ưu thế vượt trội. Dự án là viên kim cương quý giá còn sót lại khi nằm sát mặt biển và ngay giữa khu vực trung tâm gần các tòa cao ốc, văn phòng, trường học, bệnh viện, Trung tâm thương mại sầm uất. Tọa lạc tại vị trí của lô đất được coi là đẹp nhất thành phố, nổi bật trong thế phú quý tựa núi – hướng biển, The Sailing Quy Nhơn nằm trên 3 mặt đường lớn trung tâm, với bốn mặt tiền là các tuyến đường trung tâm sầm uất, ngay giữa công viên biển và quảng trường Nguyễn Tất Thành.

Nằm tại giao điểm 3 tuyến đường Lê Duẩn, Nguyễn Tư và Vũ Bảo, đồng thời nằm vuông góc, tiệm cận với 2 tuyến đường trung tâm rộng lớn và đắc địa bậc nhất thành phố – Nguyễn Tất Thành, An Dương Vương, The Sailing với 3 mặt tiền đắt giá được giới đầu tư kỳ vọng trở thành tâm điểm làm dậy sóng thị trường BĐS nghỉ dưỡng cao cấp tại Quy Nhơn.

Bên cạnh đó, các con đường huyết mạch nối Lê Duẩn, Vũ Bảo, Diên Hồng, Nguyễn Tất Thành… sẽ tạo nên liên kết vùng hoàn hảo khi chỉ mất vài phút di chuyển đã có thể kết nối trực tiếp tới trung tâm thành phố. Đặc biêt, từ dự án có thể dễ dàng kết nối với trục kinh tế trọng điểm của Quy Nhơn và thuận tiện di chuyển liên tỉnh. Khu vực này được ví như “phố cổ” của trung tâm thành phố Quy Nhơn – nơi những chuẩn mực về dịch vụ sống cao cấp, sang trọng được thiết lập và bảo chứng, kiến tạo nên diện mạo đô thị mới cho phố biển Quy Nhơn.

Sở hữu vị trí trung tâm tại phố biển, The Sailing Quy Nhơn được giới chuyên môn đánh giá cao khi là dự án thuộc phân khúc BĐS nghỉ dưỡng cao cấp có pháp lý minh bạch, sở hữu vĩnh viễn. Dự án đã có giấy phép xây dựng, hiện tại đã thi công tới tầng 3 và được quản lý vận hành bởi thương hiệu quốc tế 5 sao Wyndham. The Sailing Quy Nhơn sẽ mang tới trải nghiệm thượng lưu chuẩn quốc tế cho những chủ nhân xứng tầm. Đồng thời, dự án cũng là lời cam kết cho biểu tượng sống đẳng cấp và giá trị BĐS trường tồn theo thời gian, là một nơi nhất định phải tới khi đến Quy Nhơn.

Cơ hội sinh lời hấp dẫn cho nhà đầu tư

Tọa lạc tại trung tâm phố biển, The Sailing Quy Nhơn được đánh giá là 1 trong những dự án tốt nhất có tính thanh khoản cao, tỉ suất đầu tư lớn, an toàn và hiệu quả.

The Sailing Quy Nhơn mang tới cơ hội sinh lời hấp dẫn cho nhà đầu tư 

The Sailing Quy Nhơn hội tụ trọn vẹn 3 yếu tố của một bất động sản tiềm năng: Nhất cận thị, nhị cận giang, tam cận lộ. Dự án đang tạo nên cơn sốt trên thị trường BĐS nghỉ dưỡng cao cấp với bộ sưu tập căn hộ hàng hiệu cao cấp với đa dạng diện tích từ 50m2 đến 104m2. The Sailing Quy Nhơn còn đặc biệt ghi điểm với giới đầu tư khi được quản lý vận hành bởi Wyndham, mang đến cho chủ nhân thượng lưu những trải nghiệm xứng tầm với hệ thống tiện ích cao cấp: Trung tâm thương mại, phòng sự kiện hội thảo – Grand Ballroom, Bể bơi vô cực, nhà hàng Điạ Trung Hải, vườn dạo giữa tầng không, Skybar, Spa đẳng cấp…

Bên cạnh đó, The Sailing Quy Nhơn cũng được đánh giá là “gà đẻ trứng vàng” khi ngay tại thời điểm hoàn thành hợp đồng mua bán, chủ nhân căn hộ đã có cơ hội tham gia chương trình cho thuê với lợi nhuận chia sẻ lên đến 80%/năm. Đây được đánh giá là mức lợi nhuận hấp dẫn và ổn định bởi thực tế nhu cầu thuê căn hộ tại trung tâm thành phố Quy Nhơn luôn duy trì ở ngưỡng cao. Ngoài ra, khi hết thời hạn của chương trình cho thuê từ chủ đầu tư, khách hàng cũng dễ dàng tự cho thuê khi được hưởng lợi từ thị trường tệp khách hàng thân thiết đã được thiết lập bởi uy tín của thương hiệu 5 sao thuộc Top đầu thế giới. Trên thực tế, Wyndham là thương hiệu có lợi thế về nguồn khách ổn định bởi sở hữu nhiều chương trình khách hàng thân thiết tốt nhất. Các dự án Bất động sản nghỉ dưỡng mà Wyndham đang quản lý (đặc biệt là ở Việt Nam) có tỷ lệ lấp đầy quanh năm rất cao, trở thành bảo chứng chắc chắn cho khả năng sinh lời của mọi nhà đầu tư.

Dự án The Sailing Quy Nhơn sau khi hoàn thành sẽ trở thành tổ hợp thương mại cao nhất Việt Nam với 41 tầng – biểu tượng mới của thành phố Quy Nhơn. Cùng với thế mạnh pháp lý, tính thanh khoản cao và tiềm năng tăng giá lớn, The Sailing Quy Nhơn đang trở thành điểm sáng trên thị trường địa ốc khu vực. Dự án được đánh giá là lựa chọn tối ưu dành cho các nhà đầu tư mong muốn vừa bảo toàn, vừa gia tăng giá trị tài sản trong thời điểm thị trường bị ảnh hưởng bởi Covid-19.

Theo Luật Đấu giá tài sản (ĐGTS) năm 2016, pháp luật vẫn đảm bảo một phần quyền lợi của người mua được đất đấu giá một cách ngay tình khi lô đất bị hủy kết quả đấu giá.

Tỉnh Đắk Lắk sẽ đầu tư hàng trăm tỷ đồng để triển khai các dự án thuỷ lợi, giao thông và văn hoá trên địa bàn Tỉnh.

Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Lắk đã ban hành Nghị quyết số 36/NQ-HĐND về quyết định chủ trương đầu tư và điều chỉnh, bổ sung chủ trương đầu tư 11 dự án trên địa bàn Tỉnh.

Theo đó, HĐND tỉnh Đắk Lắk quyết định chủ trương đầu tư 3 dự án. Cụ thể: dự án Hệ thống thủy lợi huyện Buôn Đôn, với tổng mức đầu tư 320 tỷ đồng; Chỉnh trang khuôn viên Bảo tàng tỉnh và Di tích Biệt điện Bảo Đại, với tổng mức đầu tư hơn 13,7 tỷ đồng và dự án Đầu tư xây dựng và chỉnh trang đô thị khu Trung tâm Văn hóa tỉnh Đắk Lắk (giai đoạn 2), với tổng mức đầu tư 110 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, HĐND tỉnh Đắk Lắk cũng quyết nghị điều chỉnh, bổ sung chủ trương đầu tư 6 dự án trên địa bàn tỉnh theo hướng tăng tổng mức đầu tư các dự án như Công trình thủy lợi Dray Sáp; Đường liên huyện từ xã Hòa Hiệp (huyện Cư Kuin) đi xã Băng Adrênh (huyện Krông Ana); Kho lưu trữ chuyên dụng tỉnh Đắk Lắk (giai đoạn 1); Đường giao thông quanh bờ hồ Khu du lịch Hồ Tân An (thị trấn Phước An, huyện Krông Pắc); Đường giao thông trung tâm xã Ea Na (huyện Krông Ana); Đường giao thông xã Hòa Thành …

Tỉnh Đắk Lắk điều chỉnh bổ sung nhiều dự án.

Ngoài ra, tỉnh Đắk Lắk  còn điều chỉnh chủ trương đầu tư 2 dự án trên địa bàn tỉnh theo hướng điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn đầu tư, bao gồm: Dự án hệ thống trạm bơm và công trình thủy lợi Dur Kmăl (huyện Krông Ana) và Dự án di dân khẩn cấp vùng lũ ống, lũ quét sạt lở đất cụm dân cư lưu vực xả lũ Hồ Ea Súp hạ (huyện Ea Súp).

Trước đó, trong Kỳ họp thứ hai, nhiệm kỳ 2021 – 2026, HĐND tỉnh Đắk Lắk đã thông qua 18 Nghị quyết, trong đó có một số nghị quyết quan trọng như Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, đảm bảo quốc phòng – an ninh tỉnh Đắk Lắk 05 năm, giai đoạn 2021 – 2025; Nghị quyết Quy định nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách địa phương trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, giai đoạn 2021 – 2025; Nghị quyết về ban hành Nội quy kỳ họp của HĐND tỉnh khoá X, nhiệm kỳ 2021 – 2026; Nghị quyết về Chương trình giám sát của HĐND tỉnh năm 2022…

Căn hộ chung cư là loại hình nhà ở nằm trong một dự án gồm nhiều căn hộ, quá trình mua bán, chất lượng bàn giao và việc hoàn thiện đều được thực hiện theo hợp đồng ký với chủ đầu tư. Để giúp người mua chung cư lần đầu không bỡ ngỡ,  tổng hợp những thông tin chính mà người mua cần tìm hiểu trước khi thực hiện giao dịch như sau:

Việc tìm hiểu kỹ các thông tin liên quan đến vị trí, giá bán, thiết kế căn hộ, chủ đầu tư dự án, các chính sách về tiến độ thanh toán, tiến độ triển khai dự án, các loại thuế phí… giúp người mua lựa chọn được căn hộ phù hợp và đảm bảo giao dịch an toàn. Ngoài ra, người mua cũng nên tham gia cộng đồng cư dân tương lai của dự án trên mạng xã hội để có thêm thông tin và có tiếng nói chung trong trường hợp chủ đầu tư thực hiện dự án chưa đúng với cam kết trong hợp đồng.

Bộ trưởng Bộ GTVT vừa ký Quyết định số 1347/QĐ – BGTVT về việc tổ chức lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột

Theo đó, Bộ GTVT giao nhiệm vụ cho Ban Quản lý dự án 6 tổ chức lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột theo PPP.

Dự án này có mục tiêu từng bước hoàn chỉnh mạng đường bộ cao tốc quốc gia theo quy hoạch; đảm bảo kết nối các trung tâm kinh tế trọng điểm, các cửa khẩu chính, các đầu mối giao thông quan trọng; đáp ứng nhu cầu vận tải phục vụ phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh.

Thời gian thực hiện chuẩn bị dự án bước lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi là từ năm 2021 đến năm 2022. Ban Quản lý dự án 6 có trách nhiệm chọn tư vấn lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi: theo quy định hiện hành.

Trước đó, Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk đề nghị Thủ tướng chấp thuận bổ sung tuyến cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột vào Quy hoạch đường bộ Việt Nam thời kỳ 2021 – 2030 và định hướng đến năm 2050; đồng thời cho chủ trương hỗ trợ nguồn vốn ngân sách Trung ương khoảng 10.000 tỷ đồng trong tổng mức đầu tư Dự án là 19.500 tỷ đồng để xây dựng 113 km đường cao tốc thuộc Dự án theo quy mô 4 làn xe, chiều rộng nền đường 17m, tốc độ thiết kế 80 – 120 km/h.

Phần kinh phí còn lại khoảng 9.500 tỷ đồng, tỉnh Đắk Lắk và Khánh Hòa sẽ cân đối từng ngân sách địa phương và kêu gọi đầu tư từ các doanh nghiệp theo hình thức PPP.

Lãnh đạo UBND tỉnh Đắk Lắk đánh giá Dự án đường cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột là tuyến đường chiến lược “nối rừng với biển”, có vai trò quan trọng trong việc đánh thứ và khai thác mạnh mẽ các tiềm năng du lịch sinh thái, xanh, văn hóa, bản sắc; là tuyến kết nối Tây Nguyên với Đồng bằng duyên dải miền Trung. Đây cũng là cầu nối quan trọng, là cung đường ngắn nhất, nhanh nhất, an toàn và có chi phí thấp nhất trong việc cung ứng các nông sản đặc trưng của vùng Tây Nguyên xuất khẩu đến các nước trên thế giới thông qua cảng biển Vân Phong.

Hiện tuyến cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột cũng đã được Bộ GTVT đưa vào dự thảo Quy hoạch đường bộ Việt Nam thời kỳ 2021 – 2030 và định hướng đến năm 2050.

Tỉnh Đắk Lắk đề xuất bổ sung công suất điện gió của tỉnh vào Quy hoạch điện VIII trong giai đoạn 2021 – 2025 từ 490 MW lên 1.500 MW

UBND tỉnh Đắk Lắk vừa đề xuất Chính phủ, Bộ Công thương bổ sung thêm công suất điện gió của tỉnh vào Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Quy hoạch điện VIII).

Theo đánh giá của Viện Năng lượng (Bộ Công thương), tiềm năng kỹ thuật điện gió trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đạt quy mô công suất 26.921 MW. Trên cơ sở đó, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã có Nghị quyết về việc phát triển năng lượng tái tạo tỉnh Đắk Lắk đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, với mục tiêu phấn đấu đưa Đắk Lắk trở thành Trung tâm năng lượng của vùng Tây Nguyên. Cụ thể, giai đoạn 2020 – 2025, đưa vào vận hành phát điện thương mại 2.000 – 3.000 MW điện gió, giai đoạn 2026 – 2030, công suất điện gió đạt 3.000 – 4.000 MW.

Đắk Lắk có nhiều tiềm năng về điện gió.

Tuy nhiên, Bộ Công thương đề xuất đưa vào quy hoạch nguồn điện gió phát triển tăng thêm trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2021 – 2025 công suất 490 MW, giai đoạn 2026 – 2030 công suất 448MW. Như thế, cả giai đoạn 2021 – 2030, tổng công suất đề xuất vào quy hoạch là 938 MW, chưa đạt 4% so với tiềm năng điện gió của tỉnh. Ngoài ra, hạ tầng truyền tải điện trên bàn Đắk Lắk rất tốt, với nhiều đường dây, trạm biến áp 500 kV đã và đang đầu tư xây dựng.

Vì vậy, để khai thác tốt tiềm năng, lợi thế về năng lượng tái tạo, đóng góp vào phát triển kinh tế xã hội, UBND tỉnh Đắk Lắk đề nghị Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công thương xem xét, bổ sung thêm nguồn công suất điện gió của tỉnh vào Quy hoạch điện VIII. Cụ thể, từ 490 MW lên 1.500 MW cho giai đoạn 2021 – 2025 và từ 448 MW lên 1.500MW cho giai đoạn 2026 – 2030.

Được biết,  trong quý I/2021, UBND tỉnh Đắk Lắk đã cấp quyết định chủ trương đầu tư cho 10 dự án với tổng vốn đạt 10.185,96 tỷ đồng, trong đó có 6 dự án FDI thuộc lĩnh vực điện gió, có tổng vốn đăng ký đạt 10.088 tỷ đồng. Trong số đó, Công ty TNHH Đầu tư VNM (Singapore) có 2 nhà máy điện gió tổng công suất 70 MW, vốn đầu tư hơn 2.210 tỷ đồng, gồm: nhà máy Alpha VNM tại các xã Ea Sol, Dliê Yang và Ea Hiao (huyện Ea H’leo), diện tích gần 6,5 ha, công suất 20 MW, tổng mức đầu tư 650 tỷ đồng; nhà máy Beta tại các phường Đạt Hiếu, An Bình, Đoàn Kết, Thống Nhất, Bình Tân và xã Cư Bao (thị xã Buôn Hồ), xã Ea Ngai (huyện Krông Búk) và xã Ea Tul (huyện Cư M’gar), diện tích 10,9 ha, công suất 50 MW, tổng mức đầu tư 1.560 tỷ đồng.

Công ty cổ phần Tae Kwang Vina Industrial (Hàn Quốc) đầu tư 22 triệu USD xây dựng nhà máy sản xuất giày da tại Khu công nghiệp Hòa Phú, thành phố Buôn Ma Thuột.

Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Đắk Lắk cho biết, UBND Đắk Lắk đã cấp giấy chứng nhận đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất giày tại Khu công nghiệp Hòa Phú, thành phố Buôn Ma Thuột cho Công ty cổ phần Tae Kwang Vina Industrial (Hàn Quốc).

Dự án được xây dựng trên diện tích 40.875 m2, với tổng mức đầu tư của dự án 486 tỷ đồng (tương đương 22 triệu USD), thời gian hoạt động 37 năm (từ 2021 đến 2058).

Hiện tại, doanh nghiệp này đã hoàn thiện thủ tục pháp lý, cải tạo, xây dựng hạ tầng và đào tạo nguồn nhân lực, khi đi vào hoạt động sẽ tạo việc làm cho 5.000 lao động. Doanh nghiệp Hàn Quốc đang tuyển 1.000 lao động để đào tạo tại công ty mẹ ở tỉnh Đồng Nai, để sau về làm việc tại chi nhánh Đắk Lắk. Dự kiến, năm 2022, chi nhánh tại Đắk Lắk đi vào hoạt động, trong 3 năm, sẽ tuyển đủ 5.000 công nhân.

Khu công nghiệp Hòa Phú của tỉnh Đắk Lắk.

Theo Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Đắk Lắk, nhà máy sản xuất giày là dự án FDI đầu tiên đặt nền móng tại khu công nghiệp là là tín hiệu tích cực cho môi trường đầu tư của tỉnh trong bối cảnh dịch Covid-19. Hiện có thêm 2 doanh nghiệp nước ngoài đang tìm hiểu đầu tư trong Khu công nghiệp Hòa Phú gồm Công ty TNHH Lotte Confectionery, Công ty TNHH Bamboo Nông nghiệp (thuộc Tập đoàn Bamboo Capital Group BCG)…

Theo thống kê của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đắk Lắk, từ năm 2015 đến nay, tỉnh thu hút được 5 dự án FDI, với tổng vốn đăng ký là 6,65 triệu USD, nâng tổng số dự án FDI đang triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh lên 14 dự án, với tổng vốn đăng ký hơn 135 triệu USD.

Các dự án đến từ nhà đầu tư Hàn Quốc, Nhật Bản, Anh, Thái Lan, Singapore, Trung Quốc và Hà Lan, thuộc các lĩnh vực nông nghiệp, dịch vụ, trung tâm mua sắm, môi trường. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có 21 văn phòng đại diện, tổng đại lý, cửa hàng kinh doanh, cửa hàng giới thiệu sản phẩm của các doanh nghiệp FDI khác đặt tại tỉnh.